QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định

3 posters

Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định

Bài gửi  lengocdiem Sun Jan 13, 2013 8:24 pm

1. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.
2. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế năng lực hành vi mà không bị hạn chế năng lực pháp luật.
3. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi thì không mang tính giai cấp.
4. Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
5.Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý
6. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự.
7. Trách nhiệm pháp lý là chế tài.

cám ơn m.n Smile <3

lengocdiem
Member
Member

Tổng số bài gửi 3
Huy chương 4
Huy chương danh vọng 0
Join date : 01/10/2012

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty Re: các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định

Bài gửi  lamld.qtkd Mon Jan 14, 2013 6:20 pm

3. Sai vì năng lực hành vi do NN quy định nên nó cũng mag tính giai cấp.
4. Sai vì ngoài ra còn có những biện pháp cưỡng chế NN không phải là biện pháp trách nhiệm pháp lý như ngăn chặn, phòng ngừa.
lamld.qtkd
lamld.qtkd
Member
Member

Tổng số bài gửi 2
Huy chương 2
Huy chương danh vọng 0
Join date : 12/09/2012
Age 31
Đến từ : Quảng Ngãi

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty FOR NGOCDIEM

Bài gửi  dinhthien339 Mon Jan 14, 2013 10:13 pm

7. Trách nhiệm pháp lý là chế tài - Nhận định SAI - Giải thích
Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của người đó( hoặc ng mà ng đó bảo lãnh hoặc giám hộ)
trách nhiệm pháp lí gắn liền với sự cưỡng chế của nhà nước, với việc áp dụng các chế tài do PL quy định.
Bao gồm 4 loại: Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kỉ Luật
Chế tài:là một trong ba bộ phận của quy phạm pháp luật, xác định các hình thức của trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật
Chế tài và TNPL có mối quan hệ nội dung và hình thức. Chế tài là hình thức thể hiện của trách nhiệm pháp lý.còn TNPL là nội dung của chế tài.
dinhthien339
dinhthien339
SUPER MOD
SUPER MOD

Tổng số bài gửi 117
Huy chương 232
Huy chương danh vọng 3
Join date : 14/09/2012
Age 30
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty FOR NGOCDIEM II

Bài gửi  dinhthien339 Mon Jan 14, 2013 10:23 pm

1. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.
Nhận định SAI - Giải thích
Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. NLPL là hiện tượng pháp lí độc lập.
Nhà nước và Pháp luật là 2 hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng ko thể tồn tại tách rời nhau, nhà nước ko thể tồn tại thiếu PL vì khi đó quyền lực nhà nước ko được củng cố, thiết lập, tăng cường. Ko có nhà nước thì PL ko được thực hiện
Vì thế Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.
dinhthien339
dinhthien339
SUPER MOD
SUPER MOD

Tổng số bài gửi 117
Huy chương 232
Huy chương danh vọng 3
Join date : 14/09/2012
Age 30
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty FOR NGOCDIEM III

Bài gửi  dinhthien339 Mon Jan 14, 2013 10:31 pm

2.Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế năng lực hành vi mà không bị hạn chế năng lực pháp luật.
Năng luật pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ của mình từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết; mọi cá nhân điều có năng lực pháp luật như nhau
Trường hợp bị hạn chế năng lực khi cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hình sự hoặc quyết định hành chính tước bỏ một số quyền nhất định tuân theo một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật qui định. Việc hạn chế, tước bỏ một số quyền chỉ có thể do tòa án hoặc do cơ quan hành chính thực hiện.
Áp dụng hình thức hạn chế năng lực pháp luật thì không thể tước bỏ toàn bộ năng lực pháp luật, trừ khi cá nhân đó chấm dứt sự sống.
VD: Cấm đảm nhiệm chức vụ, Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định( Điều 36 bộ LHS), Cấm cư trú( điều 37 bộ LHS, Quản chế( điều 38 bộ LHS), Tước một số quyền công dân( Điều 39 bộ LHS)...
dinhthien339
dinhthien339
SUPER MOD
SUPER MOD

Tổng số bài gửi 117
Huy chương 232
Huy chương danh vọng 3
Join date : 14/09/2012
Age 30
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty FOR NGOCDIEM IV

Bài gửi  dinhthien339 Mon Jan 14, 2013 10:58 pm

6.Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự.
Nhận định SAI - Giải thích
Nghiên cứu về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, ta thấy rằng chủ thể thực hiện vi phạm hành chính hoặc tội phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải trước phía bên kia như trong vi phạm dân sự, lao động
Đây cũng là nét chung độc đáo của hai dạng trách nhiệm hành chính và hình sự. Chúng được áp dụng độc lập với nhau, loại trừ nhau để đảm bảo một nguyên tắc nhân đạo của pháp luật: Một hành vi vi phạm chỉ có thể bị xử phạt một lần. Đối với việc áp dụng kèm theo các trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm kỷ luật và vật chất, có thể giải thích rằng vì trong trường hợp đó vi phạm hành chính hoặc tội phạm đã gây ra một vi phạm mới trong quan hệ khác: quan hệ dân sự hoặc quan hệ công vụ.
dinhthien339
dinhthien339
SUPER MOD
SUPER MOD

Tổng số bài gửi 117
Huy chương 232
Huy chương danh vọng 3
Join date : 14/09/2012
Age 30
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty FOR NGOCDIEM V

Bài gửi  dinhthien339 Mon Jan 14, 2013 11:03 pm

5.Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý
Nhận định ĐÚNG - Giải thích: (Có thể mượn ý của Câu 6)
Nghiên cứu về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, ta thấy rằng chủ thể thực hiện vi phạm hành chính hoặc tội phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải trước phía bên kia như trong vi phạm dân sự, lao động
Chúng được áp dụng độc lập với nhau, loại trừ nhau để đảm bảo một nguyên tắc nhân đạo của pháp luật: Một hành vi vi phạm chỉ có thể bị xử phạt một lần. Đối với việc áp dụng kèm theo các trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm kỷ luật và vật chất, có thể giải thích rằng vì trong trường hợp đó vi phạm hành chính hoặc tội phạm đã gây ra một vi phạm mới trong quan hệ khác: quan hệ dân sự hoặc quan hệ công vụ.
dinhthien339
dinhthien339
SUPER MOD
SUPER MOD

Tổng số bài gửi 117
Huy chương 232
Huy chương danh vọng 3
Join date : 14/09/2012
Age 30
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định Empty Re: các bạn ơi giúp mình mấy câu nhận định

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết